Hội Cựu Học Sinh Trung Thu

XUÂN Ý
KHAI BÚT
TRANG BÌA
ÁO TRẮNG
CHÚC XUÂN
ĐẦU NĂM ĐÓN LỘC
BÓI QUẺ ĐẦU XUÂN
ĐỐT PHÁO GIAO THỪA
CÁC MÓN ĂN NGÀY TẾT
NGUỒN GỐC CÂU ĐỐI TẾT
NHẠC: MỪNG XUÂN ĐẾN - ĐQT
NHỮNG PHONG TỤC ĐẸP NGÀY TẾT
MÓN ĂN CỔ TRUYỀN Ở CÁC XỨ Á CHÂU
TRANG ĐIỂM DƯỚI NẮNG XUÂN
MÙA XUẦN KHÔNG ĐẾN NỮA
NHỮNG LÁ THƯ KHÔNG TÊN
NĂM DẦN NÓI CHUYỆN CỌP
PHONG TỤC NGÀY TẾT
CON BƯỚM THIÊN THU
CHỢ HOA NGÀY XUÂN
CHUYỆN TÌNH CƯ XÁ
MÓN QUÀ ĐẦU NĂM
CON ÉN MÙA XUÂN 
SỰ TÍCH ÔNG TÁO
SỰ TÍCH HOA MAI
BẦU CUA CÁ CỌP
TẾT MIỀN TRUNG
TRUYỆN NGẮN
CHUYỆN CƯỜI
HÁT SẮC BÙA
THIỆP XUÂN
THỦY TIÊN
LỊCH 2010
BÁNH TÉT
THƠ
HCHS - TT

 

      

       

     Chợ Tết, chợ hoa xuân, những sinh hoạt đặc thù tạo nên không khí vui vẻ nhộn nhịp, đô hội những ngày Tết cổ truyền. Chợ tết, chợ hoa xuân thường hiện diện trong đời sống tinh thần ngày xuân vào những ngày cuối cùng của năm cũ. Khi mọi nhà đã hoàn tất công việc mua sắm, sửa soạn để chuẩn bị đón xuân: cũng là lúc hội hoa xuân tưng bừng góp mặt.

Đại lộ Nguyễn Huệ chính là kênh đào Charner, nối liền với sông Sài Gòn, sau này bị người Pháp lắp lại và hình thành Đại lộ Charner. Đại lộ Charner nối liền một đầu là Dinh Đốc Lý và đầu kia là bờ sông Sài Gòn ( Bến Bạch Đằng). Từ dưới sông, mỗi dịp Tết về, hoa từ khắp nơi theo những con thuyền về tập kết ở bến và trên bờ, hoa trải dài trên đại lộ này.

Con kênh ở đường Nguyễn Huệ hồi đó vì có phố chợ Bến Thành, nên tại hai bên bờ kênh, người Việt, người Hoa, người Chà, người Miên... xây nhà san sát để buôn bán. Xen kẽ vào có nhiều nhà lầu của người Pháp, xây lên để ở, làm văn phòng, thiết lập các hãng buôn. Sau này còn lại dăm ba căn ở gần ty Ngân Khố, vài nhà của người Hoa mở ra bán hủ tiếu, thịt quay, cháo cá, cà phê, mấy tiệm thuốc bắc và đôi ba tiệm của các chú người Ấn bán vải, tạp hóa, cari, nước hoa...

Phố chợ mỗi ngày một thêm sầm uất vì là nơi trên bến dưới thuyền cho nên người dân lục tỉnh lui tới mang hàng lên bán rồi mua hàng về. Tờ báo Lục Tỉnh Tân Văn xuất bản thời kỳ đó, cũng đã thuê hai căn phố lầu trong khu này để tiện việc giao dịch với độc giả và các phóng viên từ các tỉnh lui tới. Các hương chức ở các vùng quê cũng như các điền chủ từ miền lục tỉnh hay đi thuyền, tàu đò lên Sài Gòn chơi hoặc mua sắm đồ đạc đều tới khu Chợ Bến Thành này để thuê khách sạn, vì nơi đây gần chợ và ăn nhậu suốt đêm.

Thời kỳ đó khu này đã có Nam Trung khách sạn mở ra với sự góp vốn của nhiều cổ phần, có ban quản trị và sổ sách giấy tờ kế toán rất phân minh. Đặc biệt tại Nam Trung khách sạn mỗi tối từ 17 giờ đến 23 giờ đều có ca nhạc, sau đó có cô đầu hát xướng ngoài ra cũng có cả hát xiệc để dành cho giới trẻ.

Được ít năm sau chính quyền Pháp tại Sài Gòn cho lấp con kênh để biến thành con đường lớn chạy từ mé sông tới tòa đô chính với những văn phòng, cơ sở hành chánh của người Pháp như ở Ngân Khố, sở Thương Chánh... và con đường này được đặt tên là đại lộ Charner (tên của một sĩ quan Hải Quân Pháp tiến chiếm Nam Kỳ).

    

Vì đặc trưng của Saigon trong nhiều thập niên, cứ đến ngày Tết thì người dân dạo chơi Chợ Hoa Nguyễn Huệ. Khách du xuân có thể thưởng lãm các sắc hoa cây cảnh và chọn mua những cành mai, chậu quất ưng ý, Chợ Hoa Tết Nguyễn Huệ cho đến nay vẫn còn là hoài niệm của nhiều người ở trong nước cũng như hải ngoại. Chợ hoa Nguyễn Huệ trước đây, vẫn có chút hoài nhớ một cái chợ hoa đã đi vào quá khứ. Bởi dù rất đẹp, đường hoa Nguyễn Huệ hôm nay vẫn không có được sự tự nhiên, mộc mạc, không hề sắp đặt của chợ hoa Nguyễn Huệ ngày trước.

Thật khó để viết hết được cảm xúc của tôi về chợ hoa Nguyễn Huệ trong quá khứ. Nơi đây đã in đậm trong ký ức của tôi , mỗi độ xuân về. Chợ hoa nhộn nhịp, ghe thuyền tấp nập bên sông Sài Gòn. Nông dân hối hả mang đủ các loại hoa đẹp nhất đến bán chốn thị thành. Chỉ trong bảy ngày đêm thôi mà chợ hoa đã thành một truyền thống chợ tết lâu đời


Lê Công Lý - Midcity Los Angeles


Báo Xuân Canh Dần 2010 -  Hội Cựu Học Sinh Trung Thu